Bản tin pháp luật số 14

  1. Lĩnh vực thương mại điện tử:

Bỏ quy định về đối tượng thông báo website TMĐT bán hàng

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử (TMĐT) và Thông tư 59/2015/TT-BCT về quản lý TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Theo đó:

  • Bãi bỏ quy định về các đối tượng thông báo website TMĐT bán hàng tại Điều 8 Thông tư 47;
  • Bãi bỏ quy định về đối tượng đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website TMĐT tại Điều 21 Thông tư 47
  • Điều 13 Thông tư 47 được sửa đổi như sau: “Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website TMĐT trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
    • Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
    • Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
    • Dịch vụ đấu giá trực tuyến.”

Như vậy, quy định mới không mở rộng đối tượng phải đăng ký website TMĐT, cụ thể đối với đối tượng là tổ chức không còn giới hạn là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp.

Có thể xem chi tiết Thông tư 21/2018/TT-BCT tại đây.

  1. Lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp

Tăng số lượng ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 20/8/2018.

Theo đó, Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 05 cấp sau:

  • Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành (tăng 49 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành (tăng 92 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:

  • Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
  • Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

Quyết định 10/2007/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực.

Có thể xem chi tiết Quyết định 27/2018/QĐ-TTg tại đây.

  1. Lĩnh vực xây dựng

Ban hành định mức chi phí rà soát, xây dựng định mức, giá xây dựng

Ngày 08/8/2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 1113/QĐ-BXD ban hành định mức chi phí rà soát, xây dựng định mức và giá xây dựng.

Theo đó, chi phí rà soát, xây dựng định mức và giá xây dựng bao gồm các khoản chi phí sau:

  • Chi phí để chi trả cho chuyên gia trực tiếp thực hiện công việc
  • Chi phí quản lý
  • Chi phí khác
  • Thu nhập chịu thuế tính trước nhưng chưa bao gồm thuế GTGT (trường hợp tư vấn thực hiện công việc rà soát, xây dựng định mức và giá xây dựng thì tính bổ sung thuế GTGT) theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, chi phí công tác khảo sát hiện trường, đi lại, ăn, ở khi thực hiện công tác rà soát định mức, chi phí phải thu thập số liệu, kiểm tra đối chứng đối với công tác lập mới được lập dự toán riêng.

Quyết định 1113/QĐ-BXD có hiệu lực kể từ ngày ký.

Có thể xem chi tiết Quyết định 1113/QĐ-BXD tại đây.

  1. Lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản:

Công bố TTHC mới lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản

Ngày 09/8/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 3177/QĐ-BNN-QLCL công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.

Theo Quyết định này, có 02 TTHC mới thuộc lĩnh vực nêu trên được công bố, gồm: Kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường; Kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp.

            Thủ tục kiểm tra theo phương thức thông thường được quy định như sau:

  • Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Bộ Nông nghiệp hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Nông nghiệp;
  • Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hay không đạt yêu cầu;
  • Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

Ngoài ra, Quyết định này cũng công bố bãi bỏ loạt TTHC khác như: Thủ tục xác nhận nội dung quản cáo thực phẩm lần đầu; xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm; Thủ tục công nhận nước xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/8/2018.

Có thể xem chi tiết Quyết định 3177/QĐ-BNN-QLCL tại đây.

  1. Lĩnh vực lao động:
  2. Triển khai Nghị quyết 27 về bãi bỏ lương cơ sở và 05 loại phụ cấp

Nghị quyết 107/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với CBCC, viên chức, LLVT và NLĐ trong doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Quý III năm 2019, các Bộ đề xuất và phối hợp Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo;
  • Quý III năm 2020, Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản liên quan về chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Trong đó:

  • Bãi bõ 05 loại phụ cấp hiện hành gồm: Phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị – xã hội, phụ cấp công vụ và phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
  • Bãi bỏ lương cơ sở, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong 05 bảng lương mới.

Ngoài ra, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, Chính phủ triển khai thực hiện một số nội dung khác như:

  • Sửa đổi luật BHXH về đóng, hưởng BHXH khi thực hiện mức lương tối thiếu theo giờ;
  • Sửa đổi Luật doanh Nghiệp, Luật thuế TNCN theo hướng điều chỉnh tăng mức thuế suất với người có thu nhập quá cao trước năm 2021….

Có thể xem chi tiết Nghị quyết 107/NQ-CP tại đây.

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động:

Năm 2018, cắt giảm ít nhất 50% TTHC lĩnh vực lao động

Ngày 10/8/2018, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra Chỉ thị 02/CT-LĐTBXH về việc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đến năm 2020.

Tại Chỉ thị này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thể hiện quyết tâm trong năm 2018, sẽ cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 60% điều kiện kinh doanh và ít nhất 50% số thủ tục hành chính lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Đi đôi với cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ yêu cầu cần rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và cải thiện phong cách, thái độ khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thí điểm chuyển giao một số dịch vụ công phù hợp cho các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đảm nhận.

Có thể xem chi tiết Chỉ thị 02/CT-LĐTBXH tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.