Một vài thông tin về cách phân loại và cách ly người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, mỗi cá nhân Người Hùng Hậu cần nhận biết các cấp độ phân loại cách ly và hình thức cách ly đúng quy định. Để phòng chống dịch bệnh, CBNV cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình, gia đình và cộng đồng, đồng thời tự giác khai báo tình trạng sức khỏe, lịch trình di chuyển; chủ động thực hiện cách ly tại cơ sở lưu trú.

Covid4

Phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19

Phan Loai F Website
Phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19
  • F0 – Người được xác định nhiễm SARS-CoV-2, điều trị tại bệnh viện, đi điều trị, tự phục vụ để hạn chế lây cho mọi người.
  • F1 – Người nghi nhiễm, đã tiếp xúc F0: Đeo ngay khẩu trang; Báo cho y tế quận nơi sinh sống; Chuẩn bị đồ và đi cách ly tại bệnh viện; Đồng thời tự báo cho F2 về tình trạng của mình.
  • F2 – Tiếp xúc người nghi nhiễm (F1): Đeo ngay khẩu trang; Báo cho y tế quận nơi sinh sống; Chuẩn bị đồ và làm theo hướng dẫn cách ly của cán bộ y tế (tại nhà hoặc tập trung); Đồng thời tự báo cho F3 về tình trạng của mình.
  • F3 – Tiếp xúc F2: Đeo ngay khẩu trang; Báo cho y tế quận nơi sinh sống; Chuẩn bị đồ và làm theo hướng dẫn cách ly của cán bộ y tế (tại nhà hoặc tập trung); Đồng thời tự báo cho F4 về tình trạng của mình.
  • F4 (tiếp xúc F3) hoặc F5 (tiếp xúc F4) – Tự cách ly tại nhà; Báo cho y tế quận nơi sinh sống.

Tùy kết quả xét nghiệm của các F trên mà tình trạng F có thể thay đổi. Khi đó, F cần báo y tế quận để nhận được thông tin sớm nhất. Trong trường hợp, nếu không biết mình là F gì, mọi người hãy thực hiện cách ly nếu bị ho, sốt.

Hãy tự bảo vệ mình bằng cách luôn mang theo chai rửa tay bên mình. Thường xuyên rửa tay, lau dọn nhà cửa, đồ dùng. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay đừng chạy đi tị nạn đến chỗ khác vì chỉ khi mình ở nơi thân quen, có nguồn lực và mối quan hệ xã hội tốt thì mới chủ động xử lý các tình huống xấu theo cách tốt nhất.

Quy tắc cách ly tại nhà đảm bảo an toàn

Người được cách ly tốt nhất nên ở một phòng riêng. Trong trường hợp nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m. Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, được vệ sinh thường xuyên, hạn chế tối đa các đồ đạc, vật dụng trong phòng.

Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Tự theo dõi sức khỏe, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

Người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần sáng – chiều, ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày. Người bị cách ly thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân. Phải thông báo ngay cho cán bố y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở.

Gia đình có người thuộc diện cách ly tại nhà cần làm gì?

Đối với thành viên hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly tại nhà được khuyến cáo:

  • Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi cần tiếp xúc.
  • Hàng ngày, lau dọn sàn nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng, tẩy rửa.
  • Giúp đỡ, động viên tinh thần người được cách ly.
  • Thông báo cho cán bộ y tế khi người cách ly có triệu chứng mắc bệnh.
  • Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dụng cụ sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly nếu có yêu cầu.
  • Không tổ chức hoạt động tụ tập đông người tại nhà.

@2020 Ban Phát Triển Kinh Doanh HungHau Holdings