Để tránh trường hợp laptop mới tới tay người dùng bị một số lỗi, việc kiểm tra là điều cần thiết.
Kiểm tra tổng quát
Trước khi cho chiếc laptop ra đời, các nhà sản xuất luôn đảm bảo những “đứa con tinh thần” không có lỗi gì nhưng trong quá trình vận chuyển, bảo quản tại những cửa hàng bán lẻ, có thể xảy ra những sự cố. Vì thế phải kiểm tra tổng quát cho chiếc máy, kiểm tra máy không bị trầy xước sơn, các góc không bị va đập, các nắp che có bị lỏng hay không.
Kiểm tra phụ kiện máy, thường được để trong hộp máy bao gồm pin, dây nguồn, trừ những chiếc máy pin tích hợp, còn máy pin rời thì bạn phải kiểm tra kỹ và lắp vào thủ công.
Nếu phát hiện chiếc laptop của mỉnh định mua mắc những lỗi cơ bản, hãy báo ngay với nơi bán để được giải quyết. Những lỗi này thường do lỗi vận chuyển, bảo quản hoặc từ nhà sản xuất.
Kiểm tra màn hình và bàn phím
Sau khi hoàn tất việc kiểm tra bên ngoài và chắc chắn chiếc máy không bị những lỗi cơ bản về cơ học, hãy mở nắp máy lên và kiểm tra chi tiết, phần bàn phím cũng như màn hình có lỗi gì không. Một số nhà sản xuất có thiết kế bàn phím không tốt sẽ tạo thành những bàn cờ trên màn hình, do lực va đập giữa màn hình với bàn phím trong quá trình vận chuyển. Hiện nay để khắc phục tình trạng trên nhiều nhà sản xuất như Sony, Asus, Lenovo… đặt một miếng lót giữa màn hình với bàn phím.
Hãy dùng thử bàn phím để chắc chắn rằng các phím được đặt đúng vị trí không phím nào bị kẹt, lỏng hoặc rơi ra. Kiểm tra màn hình đảm bảo không bị trầy xước. Hoàn tất việc kiểm tra màn hình và bàn phím không mắc lỗi cơ bẳn nào, bạn hãy nhấn nút nguồn để khởi động máy lên tiến hành những bài test khác.
Kiểm tra quá trình hoạt động
Sau khi máy tính được khởi động, bạn hãy chuyển hình nền thánh một màu khác để xem có điểm chết nào trên màn hình hay không. Mỗi nhà sản xuất có một tấm màn hình LCD khác nhau do đó chất lượng của panel cũng khác nhau từ màu sắc, ánh sáng, góc nhìn… Nếu màn hình không đạt yêu cầu, bạn hãy đề nghị để được đổi. Tuy nhiên nhà sản xuất sẽ đổi cho bạn nếu máy có ít nhất 5 điểm chết trở lên, vì vậy hãy kiểm tra máy thật kỹ.
Hãy so sánh những thông số ghi trên pin với thời gian sử dụng thực tế ngắn hơn hay dài hơn thời gian mà nhà sản xuất công bố. Bạn có thể để cho máy chạy liên tục cho tới khi hết pin, để kiểm tra độ ổn định của máy khi vận hành, nếu bị lỗi khởi động lại có thể đổi pin hoặc RAM có vấn đề.
Kiểm tra cấu hình máy
Bạn cần kiểm tra xem chiếc laptop có đúng như cấu hình mà nhà sản xuất quảng cáo hay không. Các thành phần cần kiểm tra gồm chip, VGA, RAM, dung lượng ổ cứng…
Kiểm tra Windows, chip, RAM, sau đó là dung lượng ổ cứng. Lưu ý dung lượng tối đa mà hệ điều hành nhận được chỉ bằng 92% dung lượng của nhà sản xuất quảng cáo. Hãy chú ý tới phần card đồ họa của bạn, để kiểm tra nó có đúng với model card của nhà sản xuất hay không.
Kiểm tra chất lượng các cổng kết nối
Để đảm bảo rằng tất cổng kết nối hoạt động bình thường, bạn cắm các thiết bị ngoài vào như USB vào từng cổng máy xem có trục trặc gì hay không. Cuối cùng, kiểm tra âm thanh và khe cắm tai khe trên thân máy vẫn hoạt động bình thường.