Bản tin pháp luật số 4

  1. DOANH NGHIỆP

Từ 20/01/2018: Giảm 50% lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 215/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Cụ thể, một số mức lệ phí mới được quy định như sau:

  • Đối với đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/hồ sơ (giảm 100.000 đồng/hồ sơ).
  • Đối với cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ (giảm 50.000 đồng/hồ sơ).
  • Riêng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên: giảm còn 4.500.000 đồng (giảm 500.000 đồng).
  • Ngoài ra, tại Thông tư130/2017/TT-BTC (có hiệu lực từ 20/01/2018) bổ sung thêm một đối tượng được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

Có thể xem chi tiết Thông tư 130/2017/TT-BTC tại link

  1. XÂY DỰNG

Quy định về việc hạn chế sử dụng vật liệu nung trong công trình xây dựng.

Theo yêu cầu của Bộ Xây dựng tại Thông tư 13/2017/TT-BXD, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.

Bên cạnh đó, công trình xây dựng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung; Tại các tỉnh còn lại, phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây.

Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.

Có thể xem chi tiết Thông tư 13/2017/TT-BXD tại link

  1. GIÁO DỤC

Phải công khai số sinh viên có việc làm sau 01 năm ra trường

Ngày 28/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo.

Quy chế này yêu cầu các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm phải công khai chất lượng giáo dục thực tế. Trong đó, có tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 01 năm ra trường, bao gồm số sinh viên có việc làm và số sinh viên tốt nghiệp đang học nâng cao.

Với các trường phổ thông, phải công khai về số học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng; xếp loại theo hạnh kiểm, học lực; tổng kết kết quả cuối năm, đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi, dự xét hoặc dự thi tốt nghiệp, được công nhận tốt nghiệp…

Với các trường tiểu học, phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thực tế. Trong đó có các chỉ tiêu như: Số trẻ em/lớp; Số trẻ em được tổ chức ăn bán trú; Số trẻ em được kiểm tra sức khỏe định kỳ; Kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em.

Các thông tin nêu trên phải được công khai trên Trang thông tin điện tử của trường vào tháng 06 hàng năm, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời trước khi khai giảng năm học.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 13/02/2018.

Có thể xem chi tiết Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT tại link

  1. THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ

Quy định mới về khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định liên quan về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.

Theo Nghị định này, phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người (trước đây là 01 triệu đồng/tháng/người) để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định về BHXH, BHYT trích nộp cho các quỹ cho tính chất an sinh xã hội, quỹ BHYT và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Nghị định cũng quy định cụ thể về việc hoàn thuế GTGT trong trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Theo đó, cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Có thể xem chi tiết Nghị định 146/2017/NĐ-CP tại link

  1. TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

Tăng tỷ lệ vn ngn hạn cho vay trung, dài hạn năm 2018 lên 45%

Theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ ngày 12/02/2018, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình như sau:

Năm 2018: Với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 45%; với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%;

Từ năm 2019: Với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 40%; với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Cũng theo Thông tư này, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh tối đa 30% so với tổng nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó; với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 10%.

Có thể xem chi tiết Thông tư 19/2017/TT-NHNN tại link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *