Dân số trên Trái đất ngày càng tăng lên, hiển nhiên lượng rác thải sinh ra cũng ở mức cao chưa từng thấy. Theo ước tính, hàng năm, khoảng 8 triệu tấn rác nhựa đang được thải ra các đại dương trên toàn thế giới.
Rác thải, cách chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên và quá trình biến đổi khí hậu có liên quan mật thiết với nhau. Nếu như không làm gì cả, mặc kệ xu thế, thì sớm muộn gì các thế hệ tương lai cũng phải gánh chịu hậu quả từ những gì chúng ta đang làm ngày nay.
Xu hướng sống xanh cũng vì thế mà được sự hưởng ứng mạnh mẽ trên thế giới trong thời gian gần đây. Vậy sống xanh có thật sự khó như chúng ta nghĩ?
Nhiều người coi giấy vệ sinh là “giấy đa năng” tức là có thể sử dụng để lau chùi nhiều thứ, chứ không riêng sử dụng sau khi đi vệ sinh. Do mọi người nghĩ các loại giấy đều như nhau, vì thế, rất tự nhiên, nhiều người coi giấy vệ sinh là “giấy đa năng” tức là có thể sử dụng để lau chùi nhiều thứ, chứ không riêng sử dụng sau khi đi vệ sinh.
Về bản chất, giấy vệ sinh hoàn toàn khác với giấy lau miệng (giấy ăn), vì các loại giấy lau miệng được sản xuất từ gỗ nguyên chất, trúc hoặc các loại cỏ…hay nói cách khác nó là sản phẩm “nguyên chất”. Còn giấy vệ sinh, có thể sử dụng các loại giấy tái chế để sử dụng làm giấy vệ sinh. Việc tái chế lại giấy các loại khiến người sản xuất phải sử dụng lượng hóa chất lớn để tẩy rửa và hình thành giấy vệ sinh.
Vì vậy, không nên sử dụng giấy vệ sinh về những mục đích không cần thiết như (lau bàn, lau bụi, lau đồ dơ), để tránh lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình. Vì mỗi loại giấy được sản xuất cho mục đích sử dụng khác nhau sẽ có những thành phần sản xuất khác nhau theo tiêu chuẩn của nhà nước ta.