HungHau Holdings – Góc nhìn về “Phi thương bất hoạt”.

Sáng ngày 11.11 tại Hội trường 613 Âu Cơ, Hội thảo “Phi thương bất hoạt” đã được tổ chức với sự tham gia của Ban lãnh đạo HungHau Holdings và các cán bộ Quản lý của 6 khối: Nông nghiệp, Giáo dục, Đầu tư, Phân phối, Nước giải khát và Thực phẩm.

Hội thảo có sự tham dự của các vị lãnh đạo HungHau Holdings: Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm – Phó Chủ tịch HĐQT, Ông Từ Thanh Phụng – Giám đốc Điều hành Thường trực, Ông Nguyễn Minh Đức – Giám đốc Điều hành Kinh tế, Bà Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Điều hành Tài chính, Bà Đinh Thị Bích Hà – Giám đốc Hệ thống Kiểm soát cùng hơn 100 Giảng viên và cán bộ Quản lý các đơn vị thành viên.

Hội thảo là buổi trao đổi, thảo luận các vấn đề xoay quanh góc nhìn về “Phi thương bất hoạt” về các mô hình giao thương quốc tế, khu vực, trong nước và trong nội bộ HungHau Holdings. Trong buổi hổi thảo, 08 cán bộ Quản lý có bài tham luận xuất sắc nhất được trình bày ý kiến của mình về đề tài “Phi thương bất hoạt”.

Ông Nguyễn Minh Đức – Chủ trì buổi hội thảo “Phi thương bất hoạt” và trình bày bài tham luận “Vai trò của thương mại và cơ sở lý thuyết của việc bán chéo trong HungHau Holdings”

Lần lượt các bài tham luận: “Phi thương bất hoạt – Góc nhìn về vai trò của thương mại trong lĩnh vực Giáo dục” của Bà Phạm Thị Minh Nguyệt; bài tham luận “Không có thương nghiệp thì không thể mở mang” của Ông Nguyễn Duy Hải và bài tham luận “Giao thương con đường tất yếu của sự phát triển” của Ông Lê Anh Tuấn, được các cán bộ Quản lý và Ban lãnh đạo bình chọn là những bài tham luận tốt nhất trong số các bài tham luận về chủ đề “Phi thương bất hoạt”.

Dưới đây là một số đoạn trích trong các bài tham luận đã được bình chọn:

“Với các Trường ngoài công lập, nguồn kinh phí được thực hiện từ ngân sách là các khoản đóng góp của người dân. Tuy nhiên, với các Trường ngoài công lập, để tồn tại thì hoạt động buộc phải sinh lợi. Nguồn lợi nhuận này chính là cơ sở để nâng cao đời sống cán bộ – giảng viên, cải thiện cơ sở vật chất, tái đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu cải tiến mỗi ngày của xã hội và phân chia cổ tức cho nhà đầu tư. Để hoạt động và phát triển thì các trường bắt buộc phải tại được lợi nhuận. Chất vấn được đặt ra ở đây là một phần nào đó của lợi nhuận đưuọc chia cổ tức thì có tạo ra sự vụ lợi hay không, việc đầu tư cho giáo dục để tìm kiếm lợi nhuận có phù hợp với những giá trị truyền thống đạo đức hay không…” – Trích bài tham luận “Phi thương bất hoạt – Góc nhìn về vài trò của thương mại trong lĩnh vực Giáo dục” của Bà Phạm Thị Minh Nguyệt.

“Mở mang bờ cõi bằng thương nghiệp là một chiến lược đúng đắn mà cả thế giới theo đuổi, nó ứng nghiệm với câu hỏi của cổ nhân: “Phi thương bất hoạt”. Và HungHau Holdings của chúng ta không thể không theo xu thế ấy, tuy nhiên để phát triển bền vững thì lĩnh vực gì cũng có hiền tài, nhất là người có tâm. Chữ “hoạt” trong “Phi thương bất hoạt” hiểu theo một nghĩa nào đó chính là sự linh hoạt, nó mang hàm nghĩa động hơn là tĩnh. Do đó, người quản trị phải biết thúc đẩy toàn bộ cộng sựu của mình phải “động”, phải tích cực trong hành động và suy nghỉ. Luôn luôn hoạt động để tìm ra cái mới, từ đó mở mang cho chính bản thân nói riêng và cho toàn thể Người Hùng Hậu nói chung. Từ đó, ắt sẽ dẫn đến một điều tất yếu là tập đoàn chúng ta luôn “sống” và mở mang bờ cõi ”ra thế giới.” – Trích bài tham luận “Không có thương nghiệp thì không thể mở mang” của Ông Nguyễn Duy Hải.

“Sự giao thương giữa các quốc gia, các doanh nghiệp và giữa các cá nhân với nhau vốn dĩ đã quan trọng, nay càng trở nên quan trọng hơn với một thế giới mở, kỷ nguyên công nghệ. Nếu như ngày xưa, các “thương nhân lạc đà” phải mất tháng trời ròng rã trên “con đường tơ lụa” để vận chuyển vải vóc từ Trung Quốc sang Ai Cập thì ngày nay, chỉ cần ngồi một chổ và bấm nút, hàng loạt các giao dịch diễn ra thành công mà không mất một giọt mồ hôi nào. Đó là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức không hề nhỏ khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các sản phẩm, dịch vụ phải không ngừng đổi mới về mẫu mã cũng như chất lượng. Quay trở lại một trong bốn thành phần trong “tứ trụ” của xã hội: “Giao thương bất hoạt”, rõ ràng thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng nếu không có sự giao thương buôn bán (phi thương) thì đất nước sẽ không phát triển được, doanh nghiệp sẽ hoạt động cầm chừng, nguồn nhân lực trở nên thiếu sáng tạo, không linh hoạt (bất hoạt). Vì vậy, sự giao thương giữa các quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân là con đường tất yếu cửa sự phát triển bền vững.” – Trích bài tham luận “Giao thương con đường tất yếu của sự phát triển” của Ông Lê Anh Tuấn.

Sau đây là một số hình ảnh trong buổi Hội thảo:

Ông Nguyễn Duy Hải; Bà Phạm Thị Minh Nguyệt; Ông Lê Anh Tuấn cùng với sự chủ trì của Ông Nguyễn Minh Đức trả lời những câu hỏi đặt ra từ các cán bộ Quản lý HungHau Holdings trong buổi hội thảo.

Các cán bộ quản lý đặt câu hỏi về lĩnh vực Giáo dục xoay quanh chủ đề “Phi thương bất hoạt”.

Ông Trần Mạnh Hùng – Trưởng phòng Kiểm soát Tuân thủ Công ty Cổ phần Phát triển Hùng Hậu

Ông Dưỡng Bửu Khang – Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Đà Lạt.

Ông Lê Đạt Nhân – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu.

Ông Nguyễn Duy Hải – Phó Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn Trường Đại học Văn Hiến.

Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Điều hành Trường Trung cấp Vạn Tường.

Ông Nguyễn Tấn Trung – Giám Đốc Trung tâm hợp tác Doanh nghiệp và Hỗ trợ Sinh viên Trường Đại học Văn Hiến.